• Cầm Ô tô, Cầm xe hơi

    Chúng tôi nhận cầm xe hơi, cầm xe ôtô các loại với lãi suất thấp

  • Cầm đồ giá cao

    www.camdouytin.vn

  • DỊCH VỤ CẦM ĐỒ T2

    giúp bạn nhanh về tài chính, với phương thức làm việc trực tuyến và trực tiếp khi khách hàng có yêu cầu, giải ngân nhanh nếu quý khách đăng ký dịch vụ.

  • Cầm vàng, Kim loại quý

    Nhanh Chóng – Uy Tín –Trách Nhiệm – Bảo Đảm

  • Cầm đồ online

    phương thức làm việc trực tuyến và trực tiếp khi khách hàng có yêu cầu, giải ngân nhanh nếu quý khách đăng ký dịch vụ.

Tiệm vàng kiếm thêm thu nhập từ dịch vụ cầm đồ

0 nhận xét
Sau khi nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ có hiệu lực (10-7), thị trường vàng đã có những chuyển động để thích nghi với quy định mới.


Một trong những thay đổi đó là nhiều tiệm vàng đã biến thành tiệm cầm đồ. Theo giải thích của một số chủ tiệm vàng, hướng chuyển đổi này nhằm có thêm doanh thu vừa có thể dễ dàng lách khi quy định cấm mua bán vàng miếng có hiệu lực.

Chủ một tiệm vàng tại Q.5, TP.HCM nói chuyển hướng sang cầm đồ là một phương án tốt nhằm cải thiện thu nhập vì ngành kinh doanh chính là vàng giờ khó khăn và nhiều cửa hàng cạnh tranh và đa số  thì 40% các tiệm vàng đã kiêm luôn chức năng cầm đồ. Đây là xu hướng kinh doanh phù hợp với thời đại phát triển kinh tế

Trong khi đó, chủ một tiệm vàng tại ở chợ Hòa Hưng cho biết gần đây nguồn thu chính của tiệm cũng là từ cầm đồ chứ không còn là mua bán vàng như trước. Vàng SJC rất ế, lại vướng vụ lùm xùm vàng móp méo nên đã mất một bộ phận khách hàng đáng kể, nhất là khách hàng bình dân vì họ chuyển qua mua vàng nhẫn để sau này mua bán dễ dàng.

Vì vậy dễ dàng thấy nhan nhãn trên các con phố có nhiều tiệm vàng đã sửa lại biển hiệu thành cửa hàng cam đo. Giải thích cho hiện tượng  này, một nhân viên cửa hàng vàng cho biết, đây là một cách để cơ quan chức năng không "sờ gáy". Bởi lẽ, theo Nghị định 24 thì chỉ cấm mua bán vàng miếng nếu không được cấp phép chứ không cấm cầm đồ vàng miếng. Vì thế, khi giao dịch vàng miếng tại các điểm này, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện thì có thể lấy lý do là cầm đồ chứ không phải mua bán vàng miếng

Read More »

Lãi suất cho vay thấp hơn huy động

0 nhận xét
Gần đây, thông tin lãi suất giảm, tín dụng được nới lỏng giúp doanh nghiệp có nhiều cơ sở để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân xuất hiện những thông tin trên một phần vì Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã đưa ra những đề xuât như trên trong một hội nghị sơ kết được tổ chức gần đây.

Một khi thừa vốn mà lại khó cho vay thì lẽ tất yếu là phải giảm lãi suất vì ngân hàng (NH) không thể không nhận tiền gửi. Nhiều NH đã phải cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất huy động.

cho vay thế chấp
cho vay thế chấp

Hai là tín dụng từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng âm, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm lãi suất huy động, dù chỉ mới diễn ra trong khung huy động kỳ hạn dưới 6 tháng, với mức giảm cũng chỉ rất hẹp, từ 0,1 - 0,3%/năm.
 
thị trường liên ngân hàng lãi suất qua đêm ở mức 5%/năm thời điểm trước Tết, hiện giảm chỉ còn 1,3 - 1,5% nhưng giao dịch vẫn khá thưa vắng. Cuối cùng, tình trạng "tồn kho" vốn tín dụng khiến giới quan sát vừa mừng vừa lo khi thị trường chứng khoán đang tăng trưởng khá, thu hút khoảng 3.000 tỷ đồng đến 5.000 tỷ đồng mỗi phiên...
 
Mặc khác do khó kiếm đầu ra nên tín dụng đã phải chạy vào trái phiếu chính phủ, biểu hiện ở khối lượng đấu thầu thành công lớn so với khối lượng gọi thầu, nhưng với lãi suất (giá trái phiếu) giảm dần và đang ở mức 6,15 - 7,67%/năm cho kỳ hạn 2 - 5 năm.
 
Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin ban đầu nên nhiều doanh nghiệp vẫn chờ đợi và nghe ngóng thêm. Bởi trong tình hình khó khăn hiện nay, rất khó có sự nới lỏng tín dụng và các NH vẫn phải chấp hành nghiêm chủ trương tăng trưởng tín dụng đi đôi với bảo đảm an toàn vốn vay.
 
Lạm phát vừa được kiềm chế xuống mức 6,03%/năm 2013 (lạm phát năm 2011 là 18,13%, năm 2012 là 6,81%), kinh tế đang chuyển từ bị động đối phó lạm phát sang chủ động kiềm chế theo lạm phát mục tiêu 7%.
 
Theo cho biết của một số nhà phân tích, một khi kinh tế gặp suy thoái chu kỳ, theo quy luật tăng trưởng hình sin, thì sự phục hồi cũng theo hình sin, nên không thể nóng vội.
 
Một đặc điểm lớn của suy thoái kinh tế Việt Nam hiện tại là suy thoái của chu kỳ tăng trưởng. Chính vì vậy , cơ sở của kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) là tái cấu trúc lại nền kinh tế, "từ tăng trưởng theo chiều rộng số lượng, sang tăng tưởng theo chiều sâu chất lượng", trong đó quan trọng nhất là tái cấu trúc ngân hàng thương mại.

NHNN có thể tính đến phương án bỏ trần lãi suất

Nhiều ngân hàng chỉ bám vào thế chấp bất động sản trong cả thời gian dài vừa qua đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ xấu trong toàn hệ thống NH. Mặc dù trên 80% khoản nợ có tài sản là BĐS bảo đảm nhưng nợ vẫn cứ ngày một xấu vì BĐS đóng băng. Nợ xấu tăng cao chẳng những thu hẹp vùng an toàn tín dụng thế chấp, mà còn làm mất rất nhiều khách hàng của các NHTM.
 
Vụ Chính sách Tiền tệ cho biết, mặt bằng lãi suất hiện nay đang ở mức hợp lý, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay thế chấp đối với các lĩnh vực ưu tiên. Mặt bằng lãi suất tiền gửi VND ngắn hạn từ 1 đến 2 tháng giảm 0,2 đến 0,5%/năm. Đồng thời NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay thế chấp, kể cả các khoản cho vay cũ về mức dưới 13%/năm. Nếu tình hình lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, nền kinh tế ổn định và điều kiện cho phép thì NHNN sẽ tính đến phương án bỏ trần lãi suất huy động. Chẳng hạn, nếu thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng vì bong bóng giá, thì cũng chỉ có thị trường mới có thể làm tan băng, một khi giá nhà đất được đưa về giá trị thực. Liên quan đến BĐS là tín dụng NH với tư duy lấy thế chấp làm căn cứ cho nguyên tắc an toàn giải ngân.
 
Song, một khi thừa vốn mà lại khó cho vay ra thì lẽ tất yếu là phải giảm lãi suất để tránh lỗ, vì NH không thể không nhận tiền gửi. Mặt khác, cũng cần giảm lãi suất cho vay thế chấp đồng thời với giảm lãi suất tiền gửi.
 
Thực tế lãi suất cho vay vẫn cao, có loại quá cao, nếu so với mặt bằng lợi nhuận của nền kinh tế. Giảm lãi suất tín dụng, từ 1% đến 2% và hơn nữa đang là khuyến dụ của nhà điều hành ngành NH hiện nay.
 
"Mặt bằng lãi suất cho vay VND và USD đều ổn định và hợp lý, nhiều NH đã cho vay VND ở mức dưới 6%/năm, thấp hơn cả lãi suất huy động", bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ trả lời báo chí như vậy.
 
Thực tế hồi phục của nền kinh tế cho thấy tín dụng vẫn rất cần thận trọng điều chỉnh tăng trưởng cho phù hợp. Có không ít NH tìm được đầu ra bằng "cơ cấu lại" kinh doanh tín dụng. Thí dụ HDBank đầu tư kho trữ cà phê ở Tây Nguyên, để thực hiện nghiệp vụ an toàn tín dụng thế chấp hàng hóa... khá hiệu quả.
 
Hay xử lý nhanh nợ xấu tồn kho, bằng giải pháp trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) chấp nhận trích dự phòng rủi ro 20%/năm/5 năm cũng là một cách tốt để tìm lại khách hàng cũ, trong khi chưa kiếm được khách hàng mới. Sau 5 tháng, VAMC đã mua lại 39.000 tỷ đồng nợ xấu và thu hồi được khoảng 200 tỷ đồng.
 
Sau khi bán lại nợ xấu, một số tổ chức tín dụng đã có đơn gửi về Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC. Cơ quan này đang tiến hành xem xét, đánh giá từng trường hợp cụ thể, các khoản nợ liên quan để quyết định thời điểm cũng như hạn mức cho vay tái cấp vốn (giới hạn tối đa là 70% theo quy định hiện hành).

Read More »

Cho vay lãi suất thấp - Lãi suất ngân hàng có giảm tiếp?

2 nhận xét
Cho vay lai suat thap - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tháng 2 tăng thấp nhất trong vòng nhiều năm. Cùng với đó, thanh khoản dồi dào nhưng đầu ra tín dụng hạn hẹp. Những yếu tố này đang khơi lên kỳ vọng ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) có thêm nguồn vốn sản xuất, kinh doanh.

Kỳ vọng giảm lãi suất

Diễn biến thị trường tiền tệ thời điểm sau Tết Nguyên đán tới nay cho thấy, lượng tiền gửi vào các tổ chức tín dụng (TCTD) có dấu hiệu tăng mạnh trong khi việc cho vay của các ngân hàng lại rất "chật vật". Ðiều này đã tạo ra kỳ vọng về khả năng giảm lãi suất cho vay đối với DN. Kỳ vọng này sẽ được hiện thực hóa đến đâu phụ thuộc rất lớn vào bản thân các ngân hàng. Nhưng những ngày qua, một số ngân hàng thương mại cổ phần đã có những động thái đi trước một bước khi chủ động hạ lãi suất huy động ở một số kỳ hạn (dù mức giảm khá nhẹ từ 0,5 đến 1% so tháng trước) và "tung" ra nhiều gói tín dụng cho vay với lãi suất ưu đãi.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có quyết định hạ lãi suất huy động cách đây ít ngày, với mức lãi suất cao nhất chỉ còn 12%/năm ở kỳ hạn 13 và 36 tháng, kỳ hạn từ 1 đến 9 tháng, lãi suất cao nhất chỉ còn 8,8%/năm. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng quyết định giảm mạnh lãi suất, mức cao nhất chỉ còn 11,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 và 13 tháng. Từ kỳ hạn 15 tháng trở đi, lãi suất chỉ còn 11%/năm... Cùng với đó, không ít ngân hàng cũng đã ngay lập tức triển khai các gói tín dụng cho vay lãi suất thấp. Cụ thể, từ nay đến hết ngày 31-5, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng; với mức lãi suất thấp nhất từ 8%/năm đối với VND hoặc 3,8%/năm đối với USD trong ba tháng đầu tiên. Sau thời gian này, TPBank tiếp tục áp dụng mức lãi suất tín dụng hợp lý nhất cho các khoản vay, dựa trên lãi suất tiết kiệm do NHNN quy định và biên độ lãi vay thấp. Ngân hàng TMCP Ðông Nam Á (SeABank) cũng triển khai các gói tín dụng ưu đãi đặc biệt dành riêng cho các DN vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể với tổng số tiền tài trợ lên tới 4.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay tối thiểu từ 8,5%/năm; thời gian kéo dài từ nay đến ngày 31-12.

Cho vay lai suat thap
Cho vay lai suat thap

Trở ngại khơi thông

Theo lý giải của một số lãnh đạo ngân hàng, việc giảm lãi suất đầu vào như thời gian vừa qua là tất yếu trong bối cảnh ngân hàng đang phải "ôm" một lượng tiền lớn nhưng lại chưa biết làm thế nào để giải tỏa. Ra Tết, lượng vốn huy động tăng nhanh, nhưng lại không có nhiều DN tốt có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Cung lớn mà cầu thấp, nhiều ngân hàng lựa chọn phương án hạ thấp lãi suất huy động nhằm giảm bớt chi phí tài chính kinh doanh.
Nhận định về tình hình lãi suất trong tương lai gần, chuyên gia kinh tế Vũ Ðình Ánh cho rằng, câu chuyện lãi suất có giảm nữa hay không phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề lạm phát. Nếu chỉ số lạm phát vẫn được xác định là 7% thì rõ ràng lãi suất khó có thể giảm hơn nữa được. "Tuy nhiên nếu dựa vào một số yếu tố khác như ngân hàng đang thừa vốn chẳng hạn, thì lãi suất cần phải giảm để kích thích DN vay vốn, nếu không, ngân hàng cũng không biết làm gì nếu không cho vay được", TS Vũ Ðình Ánh chia sẻ.
Còn theo ý kiến của TS Hoàng Thế Thỏa, chuyên gia NHNN, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-14% cũng gây áp lực buộc các TCTD phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh cho vay ra. Với mặt bằng lãi suất giảm mạnh trong hai năm qua và lợi nhuận suy giảm mạnh, các TCTD khá dè dặt trước yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ DN và nền kinh tế. Vì thế, để bảo đảm an toàn hệ thống và tính thanh khoản của các TCTD, nhiều ý kiến cho rằng, cần giảm lãi suất huy động xuống dưới mức lạm phát mục tiêu 7%.
Chuyên gia ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, năm 2014, ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay; hoặc không nhất thiết bắt buộc phải luôn giữ lãi suất thực dương (lãi suất huy động cao hơn mức lạm phát). Trong một vài tình thế, có những lúc cần có lãi suất thực âm. Người dân cũng có thể chấp nhận mức lãi suất thực âm vì các kênh đầu tư khác như vàng, USD, bất động sản... không còn hấp dẫn. Theo ông Hiếu, lãi suất huy động có thể giảm xuống thêm 1% nhằm góp phần kéo lãi suất cho vay xuống để hỗ trợ DN.
Bên cạnh đó, trước mong muốn lãi suất giảm thêm của DN, các ngân hàng đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện xét tín dụng, Vụ trưởng Chính sách tiền tệ (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định, đây cũng là những vấn đề NHNN mong muốn và hướng đến. "Nhưng ngân hàng cũng là DN, nếu chi phí huy động vốn chưa giảm nhiều thì cũng rất khó giảm lãi suất cho vay thêm. Bởi vậy, việc tiếp tục giảm lãi suất còn phụ thuộc giá vốn và khả năng tài chính của từng TCTD. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ có độ rủi ro cao hơn các lĩnh vực kinh doanh khác, nên việc kiểm soát phải chặt chẽ, tín dụng không thể hạ chuẩn để bảo đảm những yêu cầu trong an toàn hoạt động. Vì vậy, ngân hàng tiếp tục tin tưởng DN và hai bên cùng tìm ra các biện pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh", Vụ trưởng Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Ngoài ra, cũng theo bà Hồng, nút thắt vốn của DN bây giờ không nằm ở lãi suất, vì mức lãi suất hiện nay đã về ngang bằng với thời điểm năm 2004-2006 và chỉ bằng 50% mức lãi suất vào nửa cuối năm 2011. Xét về tương quan, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hiện nay là phù hợp với diễn biến và kỳ vọng lạm phát, bảo đảm hài hòa lợi ích của ngân hàng, người vay và người gửi tiền. Còn việc có giảm lãi suất cho vay nữa hay không phụ thuộc vào giá vốn, tình hình tài chính của từng ngân hàng cũng như mức độ rủi ro đối với từng khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, bà Hồng cũng bày tỏ lạc quan khi cho rằng, nếu điều kiện tài chính thuận lợi, các TCTD có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1 đến 2%/năm. Trần lãi suất tiền gửi VND dưới 6 tháng là 7%/năm như hiện nay là phù hợp với kỳ vọng lạm phát, bảo đảm lợi ích cho người gửi tiền. Nhưng các TCTD có thể căn cứ vào khả năng cân đối vốn thanh khoản, giá vốn và mục tiêu lợi nhuận của mình để điều chỉnh lãi suất huy động ngắn hạn xuống phù hợp. Nếu như trước đây, TCTD thường ấn định lãi suất huy động sát mức trần, thì nay nhiều TCTD ấn định lãi suất thấp hơn mức trần, đối với các TCTD có nhu cầu huy động vốn lớn có thể ấn định lãi suất huy động sát mức trần.



Read More »

Cam do online - Nhiều vụ đánh chết người vì nghi “cầm đồ thuốc độc”

0 nhận xét
Cam do online - Nghi “cầm đồ thuốc độc” là một trong những tệ nạn xã hội của đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi. Hậu quả của mỗi vụ “đồ, độc” là rất lớn, thường là tính mạng của một hoặc nhiều người và để lại hệ lụy kéo dài...

Cam do online - Cam do thuoc doc
Cam do online - Cam do thuoc doc

Những chuyện đau lòng 

 Cam do online - Đến xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ hỏi chuyện Phạm Văn Xa bị người làng thôn Gòi Khôn đánh đến chết vì nghi có “đồ độc” thì không ai là không biết. Chuyện bắt đầu vào trung tuần tháng 7/2004, khi Xa chuyển sang nghề lái trâu. Để mua được giá rẻ, Xa luôn miệng nửa kín nửa hở là mình có đồ độc, bà con nếu không bán trâu cho Xa thì sẽ “đồ” cho trâu nhà đó chết.

Sự việc trở nên phức tạp khi ngay sau đó có vài con trâu của bà con bỗng dưng bị bệnh và lăn ra chết. Thế là cả làng kéo đến nhà lôi Xa ra đánh đập tàn nhẫn, đòi Xa phải giao ra “thuốc”, nếu không làng sẽ xử tội.

Để giải quyết, chính quyền địa phương và Công an huyện Ba Tơ phải vào cuộc, nhiều lần khuyên răn hòa giải nhưng làng vẫn không tha. Chuyện kéo dài âm ỉ đến cuối năm thì Xa lại bị dân làng đánh. Lần này thì Xa chết thật.

Lúc đó mới lộ ra rằng “thuốc” của Xa chính là củ mai gang trên núi mà Xa xin được của ông Đinh Văn Trít ở huyện Minh Long, mang về trồng rồi lấy củ cho vào lọ lén chôn ở cầu thang nhà sàn một số người dân trong làng... Vụ việc được làm rõ thì Xa đã ra người thiên cổ. Không lẽ mang cả dân làng thôn Gòi Khôn ra tòa được hay sao?

Trước đó không lâu, ông Phạm Văn Rờ, ở xã Ba Liên, cũng bị nghi có “đồ độc” và bị người làng đánh chết. Càng đau lòng đối với bà Phạm Thị Rối, ở thôn Nước Đang, xã Ba Trang, bị chính con cháu trong nhà nghi ngờ rồi lôi ra đánh đập. Lần này thì chính quyền can thiệp kịp thời, bà Rối không bị đánh chết nhưng cũng không thể sống được ở làng. Bà bị buộc phải làm riêng một túp lều trên núi sống một mình đến hết đời, không được tiếp xúc với ai...

Cùng cảnh với bà Rối, vợ chồng ông Phạm Văn Triệu, ở xã Ba Dinh, cũng phải làm nhà sống riêng trên núi. Cách đây 6 năm, không biết vì sao người làng Đồng Dinh nghi cho bà Đun có “đồ độc”. Thế là bị lôi ra đánh dập dã man, trước thì đánh bằng chân tay, sau thì gậy gộc rồi đến chày giã gạo. Bà Đun bị đánh chết đi sống lại mấy lần.

Không riêng gì ở huyện Ba Tơ mới có chuyện nghi “cầm đồ thuốc độc”. Liên tiếp 2 vụ án mạng xảy ra ở Sơn Hà, Sơn Tây cũng có nguồn gốc từ tệ nạn này. Tháng 10/2004, ông Đinh Hà Roan, 50 tuổi, ở xã Sơn Kỳ (Sơn Hà) bị 8 người trong làng vây đánh đến chết cũng vì nghi có “đồ độc”.

Tiếp đến ông Đinh Văn Trị ở cùng xã phải chạy tháo thân, không dám về vì bị người làng nghi, kéo đến nhà vây đánh. Ông Trị thoát thân, nhưng ngôi nhà và toàn bộ tài sản thì bị phá tan hoang...

Mới đây, TAND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tuyên xử Đinh Văn Tàu, Đinh Văn Nhăng và Đinh Văn Thế, cùng ở thôn Măng Trãy, xã Sơn Lập (Sơn Tây) tổng cộng 41 năm tù giam về tội giết người mà nguyên nhân sâu xa của vụ án cũng vì nghi nạn nhân có “đồ độc”. Cam do online

Đêm 14/8/2004, sau khi uống rượu, Tàu rủ Thế, Nhăng cùng một số thanh niên khác đi đánh ông Đinh Văn Lai với lý do “ông Lai có đồ độc”. Tội nghiệp người đàn ông Kdong già nua bị bọn thanh niên đấm đá từ trên nhà sàn rơi xuống đất, đánh bò cả ra đường mà chẳng ai dám can ngăn. Sáng hôm sau người làng đã thấy ông Lai là một cái xác bầm dập nằm vất vưởng bên vệ đường...

“Đồ độc” là gì và giải quyết như thế nào?



Theo quan niệm của các dân tộc ít người ở Quảng Ngãi thì khi nói đến “đồ” là nói đến một điều gì đó ghê gớm, kỳ bí và chết chóc. Khi trong làng có người nào đó bị nghi là có “đồ” thì những người còn lại một mặt nơm nớp lo sợ, mặt khác lại hợp lực với nhau tìm cách trừ khử.

Không những người bị nghi có “đồ” bị giết chết mà con cái họ cũng bị giết theo, còn trâu bò, của cải thì thịt cho cả làng cùng ăn. Việc trừ khử người có “đồ” như một điều hiển nhiên, một nghĩa vụ đối với những người khác, không có sự ràng buộc nào của pháp luật, của chính quyền cả.

Xuất phát từ đó, hủ tục này đã bị không ít kẻ xấu lợi dụng. Ở huyện Trà Bồng đã từng có một đảng viên, cán bộ huyện đoàn bị nghi là có “đồ độc” và bị giết chết. Phạm Văn Xa trong vụ án kể trên cũng là một đảng viên, một quân nhân xuất ngũ...

Cũng theo quan niệm của người dân ở đây, để có “đồ độc”, người làm “đồ” phải rất công phu, phải có râu mép của hổ nhét vào măng tre, lâu ngày nở thành những con sâu. Nuôi những con sâu này bằng lá rau răm chúng sẽ thải ra phân. Phân của sâu sau khi qua làm phép sẽ biến thành “đồ”. Cũng có người cho rằng “đồ” được làm ra bằng hỗn hợp gồm: lúa mới - cũ, muối mới - cũ, rễ cây đa, rễ cây mã tiền và ngọn cây đại tướng quân bị trụi. Hỗn hợp này trộn lại với nhau cho vào hũ (lọ, ché) rồi cắt tiết gà trống trắng rưới lên, sau đó mang rượu ra cúng sẽ trở thành thuốc thần màu nhiệm phục vụ theo yêu cầu người sử dụng. Muốn giết ai chỉ việc vỗ vai, xoa đầu, nguyền rủa hoặc cho ăn, uống. Người bị “đồ” sẽ chết, còn người “đồ” sẽ được giàu có, quyền lực...

Do hậu quả của một vụ “nghi đồ độc” rất nặng nề nên những năm qua Công an Quảng Ngãi và chính quyền địa phương các huyện, xã miền núi đặc biệt quan tâm, tìm cách giải quyết. Đã có lúc UBND tỉnh cho nghiên cứu thành một đề tài khoa học để bàn biện pháp nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa được bao nhiêu.

Ông Đinh Văn Nhè, Chủ tịch UBND xã Sơn Kỳ (Sơn Hà) cho biết: có vụ khi đồng chí lãnh đạo đứng ra có ý kiến bảo vệ tính mạng, tài sản cho người bị nghi có “đồ” thì dân làng lại cho đồng chí ấy là đồng lõa, thậm chí quy kết là đồng chí ấy cũng có “đồ độc” nên bênh cho nhau. Rõ ràng tệ nghi “cầm đồ thuốc độc” đã ăn sâu vào tâm thức của đồng bào ở đây và việc giải quyết không phải là dễ.

Read More »

Cam do online - Cầm đồ sim VIP: 1 vốn 3 lời

0 nhận xét
cam do online - Nếu khách cầm sim đẹp không quay lại lấy, chủ tiệm cầm đồ có thể lời to bởi số tiền bỏ ra ban đầu chỉ bằng 1/3 giá trị thực của món đồ được cầm cố.

Vốn ít nhưng lãi nhiều

Các món đồ có giá trị nếu quy đổi được ra thành tiền thì đồng nghĩa với việc có thể mang đi cầm cố. Sim VIP cũng như vậy. Những Sim số dạng này thường có mức giá khá cao nhưng do chủ nhân không muốn bán đứt vì vậy mang tới tiệm cầm đồ là một trong những lựa chọn đầu tiên.

Anh Thanh, chủ tiệm cầm đồ online khá quy mô trên đường Láng, Hà Nội cho biết mặc dù mới đưa Sim đẹp vào danh sách các mặt hàng được cầm cố từ đầu năm 2012 nhưng tính cho đến nay lợi nhuận cũng tương đối hấp dẫn. Những khách hàng tới cầm Sim  có đủ dạng, từ công chức, kinh doanh cho tới cờ bạc hoặc cá độ. Còn lý do thì chỉ có một đó là thiếu tiền, anh Thanh giải thích.

Cam do online
Cam do online

Chủ tiệm này kể, cầm đồ Sim thường rất lãi, bởi khi nhận cầm, giá của Sim đã bị hạ xuống chỉ còn khoảng 1/3 so với giá trị thực. Ví dụ một sim nếu bán đứt được khoảng 20 triệu thì đa phần các tiệm chỉ nhận cầm tầm 7 triệu hoặc tới 8 triệu là kịch. Mức lãi tính trên từng triệu một cũng giống như với các món đồ khác, vào khoảng 2.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi ngày tùy nơi, 10 ngày khách phải trả lãi một lần.

Cam do online Thông thường khi chủ Sim đến trả đủ cả gốc lẫn lãi thì số sẽ được về tay chủ cũ nhưng 10 người đi cầm thì chỉ có 2-3 người lấy lại và đây chính là khoản lời lớn nhất từ việc cầm đồ số đẹp, anh Tuấn giải thích. Chủ tiệm này cũng kể chỉ cách đây 3 tháng, có khách đến cầm sim ngũ 4 (đuôi 44444), hiện có giá gần 50 triệu đồng trên thị trường nhưng anh chỉ nhận cầm 15 triệu đồng. Sau 2 tháng liên tục trả lãi đầy đủ, đến tháng thứ 3 quá 10 ngày không thấy khách đến tiệm, anh Tuấn đã lập tức đẩy đi với giá 45 triệu đồng.

Tìm hiểu thêm về thủ tục cầm cố Sim tại một cửa hàng trên phố Đặng Dung, Hà Nội, PV VTC News được biết, nếu khách tiến hành cầm phải ra nhà mạng sang tên đổi chủ cho người của cửa hàng cầm đồ. Tuy nhiên không giống như những nơi khác, phố "thiên đường" cầm đồ Hà Nội lại có những quy định hết sức ngặt nghèo như chỉ cầm sim 10 số tứ quý đuôi là 6666, 8888 hoặc 9999; ngũ quý thì 55555 đến 99999 được chuộng ... trong khi đó sim 11 số thường chỉ được cầm nếu là lục quý hoặc thất quý 6, 8, và 9.

Tuy nhiên tại Đặng Dung, khách cầm đồ hoàn toàn có thể cầm Sim về sử dụng thay vì để lại tiệm như thông thường và mức lãi cũng khá nhẹ nhàng khi chỉ ở mức trung là 2.000 đồng mỗi ngày. Mặc dù "tạo điều kiện" cho khách cầm đồ là vậy nhưng một chủ tiệm ở đây cho biết, chỉ cần 3 ngày không trả lãi là mình sẽ ra nhà mạng thông báo hủy sim và làm lại, điều này đồng nghĩa khách sẽ khó có cơ hội chuộc lại Sim của mình.

Cầm Sim - Đầy rẫy nguy hiểm

Theo nhìn nhận của dân cầm đồ, Sim là món hàng có thể mang lại lợi nhuận cao, bởi giá nhập cũng như bán đều có thể tự điều chỉnh tùy thích không theo một mức cố định nào. Tuy nhiên dân trong nghề cũng khẳng định đây chính là điểm nguy hiểm nhất, nếu không tính toán cẩn thận sẽ lỗ vốn như chơi.

Anh Tuấn, chủ tiệm cầm đồ ở trên cho biết, để có thể cầm Sim thì người làm phải có kiến thức cũng như cập nhật thông tin liên tục từ thị trường Sim số hoặc ít nhất cũng phải có quan hệ thân thiết với giới buôn Sim để có thể khảo giá bất cứ lúc nào. Nhưng quan trọng nhất là những Sim nhận cầm phải gần như chắc chắn sẽ đẩy đi được nếu khách không đến lấy.

cam do online
Cam do online




Thêm vào đó là phải hiểu tâm lý người dùng, có thể lúc nhận cầm Sim thì "mốt" hợp mệnh, phong thủy ... đang lên và được nhiều người chuộng, lúc đó khả năng Sim có thể đẩy đi được là rất cao. Nhưng nếu cầm Sim đúng lúc qua "thời", không ai chịu mua thì chỉ có nước ngồi ôm sim mà ... khóc.

Không chỉ "nguy hiểm" với người nhận cầm Sim, mà ngay cả khách hàng đến cầm cũng đối diện với nhiều nguy cơ không kém. Nếu như Sim đi cầm có giá trị lớn, khách hàng khác trả giá cao hơn để mua lại, điều này sẽ rất dễ dẫn đến tính trạng chủ tiệm cầm đồ "trở mặt" không trả Sim cho người cầm.

Đem vấn đề này trao đổi với đại diện một nhà mạng, được biết sẽ không thể có cách giải quyết có lợi cho người mang Sim đi cầm cố bởi khi cầm đồ, Sim đã được sang tên cho chủ tiệm, nếu vì lý do nào đó người chủ không trả lại Sim thì nhà mạng cũng không thể đứng ra giải quyết được vì Sim đã thuộc về quyền sở hữu của người khác. Lúc đó, tình trạng tranh chấp Sim sẽ để cho các bên tự thương lượng.

Theo VTC



Read More »

Cam do online - Sát tết cuống cuồng cầm đồ trả nợ

0 nhận xét

Cam do online - Vừa bước xuống cửa hiệu cầm đồ đường Láng, vị khách tay cầm điện thoại luôn miệng nói “ngày mai sẽ có một ít, còn lại sau tết”…


Phải mất tới hơn 10 phút với 4 cuộc điện thoại thì vị khách này mới dứt được câu chuyện. Trong khi đó, người nhân viên của tiệm cầm đồ đã nhanh nhảu ra tận xe Santafe ngó nghiêng một lúc. Đợi khách dứt điện thoại, nhân viên tiệm cầm đồ nói luôn với vị khách quen: “Anh đi xe vào bãi đi. Lát em ra rồi mang theo biên nhận luôn”.

Tại cửa hiệu cầm đồ online trên đường Láng này, cứ vài phút lại có thêm một khách. Có người cầm vừa bước xuống taxi đã khệ nệ bê cả bộ loa mới coóng còn dán nhãn đặt thẳng lên bàn chủ hiệu cầm đồ. Tuy nhiên, phải chờ một lúc lâu thì vị khách này mới thực hiện được giao dịch của mình.

Cam do online
Cam do online

Tiệm cầm đồ online đông khách, tôi đứng đợi gần nửa tiếng mới tới lượt mình ghi biên nhận gửi đồ. Chiếc AirBlade mới mua hơn 2 tháng tôi mang đi gửi được định giá 10 triệu đồng. Kỳ kèo đẩy giá lên 15 triệu thì nhân viên của tiệm tỏ ra cáu bắn nói: “Anh đi tới đâu giờ chỉ có giá đấy thôi. Chả ai còn tiền để đặt giá cao hơn đâu. Ngày thường bọn em có thể nhận xe của anh lên tới 20 triệu, nhưng tết nhất thế này thì chịu”. Theo người nhân viên của tiệm cầm đồ này thì chỉ trong ngày hôm qua, chủ tiệm này đã đổ ra hơn 1 tỉ, trong đó có 4 chiếc ôtô nhập kho nên cũng đang bí tiền không cho gửi cao.

“Bây giờ kho cũng chật rồi, như con Santafe ban nãy anh thấy đấy. Nhận rồi, nhưng bọn em còn lấy cả phí gửi xe nữa. Rẻ thì 100 nghìn đồng/ngày, còn nếu mà không tìm được chỗ gửi nữa thì bọn em cũng không dám nhận”.

Tại cửa hiệu cầm đồ khác cách đấy vài nhà, phía trong cửa hiệu tại góc kín có hai vị khách - một nữ, một nam - đang ngồi tần ngần trước hai túi đen trước mặt, để lộ ra những cọc tiền mệnh giá 500 nghìn đồng. Thi thoảng người khách nữ lại cau mày  tỏ ra cáu giận rút điện thoại đọc địa chỉ nơi mình đang ngồi. Đợi hơn 10 phút thì có 3 nhân viên ngân hàng cầm theo cả tập giấy tờ tới đặt trước bàn.

Vẻ mặt thiểu não, vị khách này nói: “Đây là 180 triệu chị vừa gửi chiếc xe của chị. Bên công ty chị chỉ còn đấy thôi. Bên em muốn thêm, làm căng thì gọi trực tiếp cho anh Minh, chị chỉ được lệnh gọi em tới giao thôi”. Người nữ vừa dứt lời,  một nhân viên ngân hàng định nói điều gì, nhưng người đồng nghiệp bên cạnh đụng khẽ tay ra dấu ngăn lại…

Đợi cho các giao dịch của khách xong, người chủ hiệu cầm đồ này mới nói rằng từ hôm qua tới nay đã chứng kiến 3 cuộc giao dịch của khách như vậy, người đòi nợ ngoài nhân viên ngân hàng còn có cả dân anh chị giang hồ. “Thấy phiền, em cũng bảo họ sang quán café gần đây ngồi đợi chủ nợ, nhưng khách không chịu. Họ bảo cứ ngồi ở đây để chủ nợ thấy phải mang cả ôtô đi cầm để đỡ đòi thêm nữa”.

Quan sát thêm 3 cửa hiệu cầm đồ khác, cảnh tượng cầm đồ trả nợ cũng diễn ra phổ biến. Tại cửa hàng cầm đồ trên đường Trung Kính, người khách vừa gửi chiếc xe SH được 25 triệu thì móc túi đưa ra đếm thêm tiền rồi đưa cả cho người đầu trọc đi cùng mình.

Theo khảo sát của PV cách đây vài hôm, các hiệu cầm đồ đã không còn nhận những đồ cầm có giá trị thực dưới 10 triệu nữa. Điện thoại, laptop là những vật gửi đồ khá phổ biến trong ngày thường thì ngày sát tết cũng ít cửa hiệu dám nhận. Một chủ hiệu cầm đồ đường Lương Thế Vinh nói: “Với bọn em vốn ít, trước đó sinh viên gửi đồ nhiều quá cạn vốn. Anh chủ cũng đi vay ngoài thêm được 200 trăm triệu vào nên có gửi đồ giá trị thì  cũng chỉ cho vay ít. Laptop, điện thoại với xe số thì bọn em thôi không nhận nữa”.

Theo ghi nhận của PV, giá lãi suất của đồ cầm trong ngày tết cũng tăng chóng mặt, với giá ngày thường chỉ 2 tới 3 nghìn/ triệu đồng thì hiện này giá mặt bằng chung đã là 5 nghìn đồng/ một triệu đồng đồ cầm, có cửa hàng đã nâng giá lên tới 10 nghìn đồng/ triệu.

Read More »

Cam do online - Năm 2014, kinh doanh cầm đồ sẽ thắng lớn

1 nhận xét
Cam do online - “Năm nay có WorldCup thì chỉ cần làm một tháng đã đủ ăn cho cả năm. Ngoài ra, các dịp khác nếu cứ như năm ngoái cũng đã đủ sống” 

Đường phố Hà Nội sáng mồng bốn tết đã tấp nập. Trên các vỉa hè, các quán trà đá đã mở hàng, gánh bún riêu, ốc đã đắt hàng trong những ngày đầu năm. Qua đường Láng, cả phố dài nơi tập trung các cửa hiệu cầm đồ giá rẻ thì vẫn yên ắng đến lạ thường.

cam do online
cam do online


“Năm qua dân chạy nợ nhiều nên sống được”

Đi dọc cả con phố, chỉ có cửa hàng 284 đường Láng đã mở cửa đón khách. Phía bên ngoài cũng chỉ lác đác vài chiếc xe của khách chúc tết. Tuấn một chủ hiệu cầm đồ online đường Láng nói: “Làm nghề này nhiều khi phụ thuộc vào may rủi, nên ai cũng chọn ngày đẹp để mở hàng. Nếu muốn nhìn thấy cảnh đông đúc nhộn nhịp thì quay lại vào mồng 6, chắc sẽ đông hơn.”

Tại một cửa hàng cầm đồ giá rẻ khác, thấy tôi bước vào cửa hiệu, chủ hiệu cầm đồ giá rẻ hồ hởi đón khách. Nói cửa hàng mở cửa sớm ngày đầu năm, chủ cửa hiệu này cho biết cửa hiệu này mở hàng ngày hôm qua để hợp tuổi lấy may.

Anh Hùng, chủ cửa hiệu cầm đồ online nói: “Làm nghề này khác mọi nghề là không thể chọn ai để mở hàng được. Cũng may chiều qua, cũng có một khách cầm chiếc xe Air blade. Hy vọng năm nay mọi chuyện suôn sẻ như năm ngoái là sống ngon”.

Nói về năm ngoái, anh Hùng nói năm vừa rồi là năm lẻ không có giải bóng đá lớn như Euro hay WorldCup, còn SEAGames thì năm nay là năm kinh doanh cầm đồ giá rẻ làm ăn chán nhất.

Theo anh Hùng, tuy không có lượng khách đổ dồn vào thời điểm một vài tháng như các năm chẵn nhưng lượng khách vẫn rải đều các năm vì “kinh tế xuống, chạy nợ nhiều nên làm ăn cũng được”

Kể về số lượng thanh lý của mình, anh Hùng cho biết mặt hàng chạy nhất vẫn là laptop và điện thoại, cá biệt năm vừa vừa rồi cửa hàng thanh lý được 5 chiếc xe ô tô.

 “Laptop điện thoại tuy cầm ít tiền nhưng thanh lý lại cho các cửa hàng sửa điện thoại, máy tính cũng lãi gấp đôi. Riêng 5 chiếc xe ô tô đã cho lãi gần 200 triệu” - chủ hiệu cầm đồ tỏ ra vui mừng nói.

“Có WorldCup làm một tháng, ăn đủ cả năm”

Theo chủ hiệu cầm đồ tên Khánh trên đường Lê Thế Vinh, suốt hai tháng đầu năm chỉ cần túc tắc làm ăn, chỉ cần trả đủ tiền thuê mặt bằng và không lỗ đã là may.

Người chủ hiệu cầm đồ này tỏ vẻ tự tin khi nói về năm 2014 sẽ là năm thắng lớn của dân kinh doanh cầm đồ. “Năm nay có WorldCup thì chỉ cần làm một tháng đã đủ ăn cho cả năm. Ngoài ra, các dịp khác nếu cứ như năm ngoái cũng đã đủ sống” - anh Khánh nói.

Các năm có giải bóng đá lớn, anh Khánh kể mỗi ngày xuất ra vài trăm triệu, có cửa hiệu làm ăn lớn xuất ra mỗi ngày một tỉ là bình thường, có khi chủ hiệu cầm đồ giá rẻ cũng đi vay nóng bên ngoài để thêm vốn làm ăn.

Để chuẩn bị cho mùa hè làm ăn của mình, Khánh cho biết anh và 3 chủ hiệu cầm đồ khác là bạn bè cũng đã tính đến hùn vốn mỗi người góp 300 triệu để mở cửa hàng gần trường gần các cụm trường Đại học Bách Khoa, Xây dựng. Kinh tế.

Trước câu hỏi rằng kinh tế năm nay nếu phục hồi, lãi suất ngân hàng hạ và cho vay dễ hơn sẽ có ảnh hưởng tới dịch vụ cầm đồ, Khánh nói: “Có ngân hàng nào dân vay vài chục triệu mà thủ tục giải ngân trong ngày được. Họ đến ngân hàng, giấy tờ phải công chứng, xác nhận đủ kiểu, còn bọn tôi chỉ cần giấy tờ gốc là chuyển tiền luôn”.

Read More »